Sân vườn không những là khoảng không gian giúp tăng thẩm mỹ cho công trình căn hộ mà còn giúp gia chủ thư giãn, giải tỏa mọi áp lực của cuộc sống bộn bề lo toan ngoài kia. Trong việc thiết kế sân vườn, có những người yêu thích sự mới lạ độc đáo, có người lại chuộng sự đơn giản. Nếu như bạn đang không biết làm như thế nào để trang hoàng lại khoảng không gian đó thì hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây những mẫu thiết kế đẹp nhất hiện nay và một vài lưu ý nhỏ để giúp khoảng sân vườn thêm phần lung linh và ấn tượng.
Contents
Tầm quan trọng của thiết kế sân vườn đẹp đơn giản
Tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà
Khoảng sân vườn sẽ là một trong những yếu tố tạo điểm nhấn đẹp cho căn nhà gia đình bạn. Cây cối, các loài hoa và những phụ kiện trang trí kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp rất riêng, mang đến cho gia đình một khoảng không gian thiên nhiên tươi mát và trong lành.
Cải thiện cảm xúc, giải tỏa căng thẳng
Sau một ngày học tập hay làm việc, được trở về nhà và thư giãn trong một không gian trong lành với tiếng chim hót, ngắm nhìn cây cối hoa lá thi nhau khoe sắc ngay trong khu vườn của gia đình mình. Một thiên nhiên thu nhỏ ngay giữa không gian sống hiện đại sẽ giúp bạn giải tỏa mọi căng thẳng, mệt nhọc, lo toan của cuộc sống, có giấc ngủ sâu hơn để nạp thêm năng lượng tích cực sẵn sàng cho ngày mới. Không những thế, đây còn được coi là 1 địa điểm làm việc và học tập lý tưởng cho chúng ta, giúp kích thích sự phát triển của não bộ, tăng khả năng sáng tạo.
Những phong cách thiết kế sân vườn đẹp đơn giản
Phong cách thiết kế sân vườn Nhật Bản
Là một trong những phong cách thiết kế được ưa chuộng nhất hiện nay của người Á Đông. Phong cách sân vườn Nhật Bản có những đặc trưng riêng vô cùng nổi trội nên đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các kiến trúc sư. Sự chắt lọc và tinh tế trong cách kết hợp không gian sân vườn, đặc biệt phù hợp với những căn hộ có diện tích vừa và nhỏ.
Phong cách thiết kế sân vườn Trung Hoa
Sân vườn kiểu Trung Hoa mang nét đẹp đặc trưng của không gian thiên nhiên Châu Á kỳ vĩ. Cảnh quan được ảnh hưởng bởi đạo Khổng Tử từ kiến trúc tổng thế tới đường nét hoa văn, sân vườn Trung Hoa đạt được sự cân bằng giữa tĩnh và động, nước và đá, sáng và tối. Mở ra một cuộc sống thanh tịnh, thôn quê và bình dị, tách biệt khỏi cuộc sống xồ bồ.
Những yếu tố đặc trưng trong thiết kế sân vườn đẹp đơn giản theo phong cách này phải kể đến là yếu tố nước. Nước đối với người Trung Quốc mang ý nghĩa huyết mạch của đất trời và là nguồn năng lượng mạnh mẽ không thể thiếu. Dòng nước phản chiết vạn vật tạo ra khung cảnh vô cùng lãng mạn.
Bên cạnh đó, cây cối và hoa lá là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế sân vườn đẹp. Trong phong cách Trung Hoa, người ta thường trồng ven hồ những loại cây có dáng mảnh mai như liễu, tường vi tạo nên sự nhẹ nhàng. Hay những chậu cây bonsai nổi tiếng của Trung Quốc như hoa mộc lan, hoa mẫu đơn,…
Nếu lựa chọn phong cách Trung Hoa thì bạn không thể bỏ qua những đường nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của đất nước này. Những màu chòi, cây cầu sơn đỏ, cổng vòm, đường nét chùa chiền. Mỗi chi tiết sẽ thể hiện một ý nghĩa và giá trị biểu tượng riêng biệt.
Phong cách thiết kế sân vườn đồng quê Việt Nam
Phong cách thiết kế này lấy cảm hứng từ vùng nông thôn lúa nước Viêt Nam. Những hình ảnh làng quê thiên nhiên và con người Việt bình dị, chất phác được các kiến trúc sư nâng tầm nghệ thuật và đưa vào các tác phẩm sân vườn.
Phong cách này thường được những khu vườn biệt thự, khu nghỉ dưỡng, công viên hoặc những nơi hay diễn ra hội chợ, hội hoa áp dụng nhiều.
Điểm nhấn thu hút ánh nhìn của phong cách thiết kế sân vườn đồng quê Việt Nam chính là những chất liệu quen thuộc vốn gắn liền với người dân nơi đây. Gỗ, tre nứa, gạch đỏ, đá tổ ong, cây cầu bắc qua ao sen, rơm rạ, con trâu,…
Những nguyên tắc cơ bản không thể bỏ qua để thiết kế sân vườn đẹp đơn giản
Mỗi cách bố trí khác nhau sẽ đem lại những trải nghiệm tuyệt vời. Để thiết kế một sân vườn đẹp thì cũng cần tuân theo một số quy tắc nhất định. Bởi chỉ có như vậy mới tạo được sự hài hòa hợp lý giữa các chi tiết với nhau. Từ đó tạo ra một cấu trúc tổng thể phù hợp với công trình và đúng ý của gia chủ.
Tính cân bằng
Có hai thể cân bằng trong nguyên tắc này là cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng:
- Cân bằng đối xứng: mọi chi tiết đều nên được bố trí đối xứng với nhau. Hay nói cách khác luôn có bản sao của tiểu cảnh nào đó đối xứng qua một trục nhất định. Kiểu thiết kế này được ứng dụng nhiều trong các phong cách cổ điển sang trọng và quý tộc
- Cân bằng không đối xứng: mọi chi tiết được bố trí hết sức ngẫu nhiên nhưng vẫn có dụng ý, mô phỏng lại hình ảnh thiên nhiên đầy tinh tế và mang tính nghệ thuật cao.
Tính thống nhất
Được hiểu là sự lặp lại có trật tự các yếu tố như kích thước, kết cấu và màu sắc của cảnh vật, cây cối, phụ kiện trang trí tạo nên tính thống nhất trong thiết kế. Tuy nhiên, để đạt được điều này cần xác định rõ phong cách thiết kế mà mình muốn. Từ đó có thể sắp xếp theo một chủ đề nào đó
Đường nét trong thiết kế sân vườn đẹp đơn giản
Thường liên quan tới cách di chuyển mắt và dòng chảy xung quanh lối đi. Có 2 dạng là đường thẳng và đường cong uốn lượn.
– Đường thẳng: tạo cảm giác mạnh mẽ, mang tính cấu trúc, đem lại cảm giác ngăn nắp, gọn gàng, an toàn và dễ chịu cho gia chủ. Đồng thời công việc chăm sóc và trung tu cảnh quan đơn giản hóa hơn.
– Đường lượn sóng: lối đi, cây cảnh, thảm cỏ… đều được cắt tỉa, bố trí theo kiểu uốn lượn mềm mại, tạo ra vẻ đẹp quyến rũ, nhẹ nhàng. Kiểu thiết kế này thích hợp với gia chủ muốn có một khu vườn đậm chất tự nhiên, phóng khoáng và hiện đại.
Nguyên tắc phong thủy
Hiện nay, phong thủy trong các thiết kế rất được các gia chủ quan tâm. Kiến trúc cảnh quan sân vườn không chỉ cần đẹp mắt mà cũng phải lưu ý đến phong thủy bởi sẽ giúp mọi thứ trở nên hài hòa hơn. Mỗi kiến trúc cảnh quan lại mang đến năng lượng riêng biệt, hợp với vận mệnh và tuổi của gia chủ.
Một kiệt tác thường không thể được tạo ra bởi một người nghệ sỹ nghiệp dư. Hy vọng rằng những kiến thức chuyên môn trong bài viết của Anphuocfacade này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết và đưa ra những lựa chọn đúng đắn tạo nên những tuyệt phẩm sân vườn ngay trong chính không gian sống của mình.