Chiếu sáng đường phố phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia đảm bảo cho sự an toàn của các phương tiện khi tham gia giao thông. Vậy, năm 2020 này thiết kế đèn chiếu sáng đường phố phải đáp ứng những tiêu chí nào? Cùng Anphuoc Facade tìm hiểu nhé!
Contents
Những khu vực nào thì áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố
Không chỉ mang đúng nghĩa là chiếu sáng đường giao thông, tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố còn được sử dụng cho nhiều khu vực khác nhau có thể kể đến như:
- Điểm giao thông công cộng ngoài đường của các khu đô thị
- Bến xe bus, bãi đỗ xe,
- Cầu và đường dành cho người đi bộ, khu vực công cộng bên ngoài các khu trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm và các trụ sở ban ngành.
- Khu vực công viên, vườn hoa.
- Đài phun nước, tượng đài, các công trình kiến trúc.
- Khu vực thể dục thể thao ngoài trời, sân vận động,…
Đây là những khu vực công cộng, thường có nhiều người qua lại và hoạt động vào buổi tối, chính vì thế tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường phố cần thiết phải được áp dụng để mạng lại hiệu quả sử dụng ánh sáng cũng như tiết kiệm năng lượng quốc gia.
Các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng chiếu sáng đường phố
TCVN 4400: 1987 – Kỹ thuật chiếu sáng – Thuật ngữ và định nghĩa ( Light technich – terminology and definitions)
Tiêu chuẩn ngành 20TCN 104:1983 về quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
Tiêu chuẩn ngành 11TCN 19:2006 về Quy phạm trang bị điện – Phần II: Hệ thống đường dẫn điện
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5828:1994 về đèn điện chiếu sáng đường phố – Yêu cầu kĩ thuật chung
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4086:1985 về an toàn điện trong xây dựng – yêu cầu chung
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1989 về quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện
Nội dung toàn văn các văn bản ban hành tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến chiếu sáng đường phố, bạn có thể xem thêm ở vanbanphapluat.
Một số yêu cầu chung về tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường phố
Đèn chiếu sáng đường phố phải đảm bảo tạo được môi trường ánh sáng tốt, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Chiếu sáng đảm bảo tính dẫn hướng.
Sử dụng các loại đèn có nhiệt độ màu phù hợp 4000k, 5000k, 6500k
Đèn chiếu sáng phải đạt tiêu chuẩn chống nước, chống bụi IP66 trở lên;
Có khả năng chống sét 10KV.
Được thiết kế hệ thống điều khiển, để giám sát quá trình hoạt động của đèn.
Yêu cầu kĩ thuật chiếu sáng công trình:
-
Các điểm đỗ giao thông công cộng
Tiêu chuẩn chiếu sáng cầu và đường hầm dành cho người đi bộ
-
Chiếu sáng công viên, vườn hoa
-
Chiếu sáng các công trình kiến trúc
-
Chiếu sáng công trình thể dục thể thao ngoài trời
Các thông số kĩ thuật:
- En(tb): Độ rọi ngang trung bình, En(min): Độ rọi ngang nhỏ nhất.
- En(tb): Độ rọi đứng trung bình
- K/a: không áp dụng.
- Un: hệ số đồng đều theo phương ngang của độ rọi
- Ud: hệ số đồng đều của độ rọi trên mặt phẳng đứng
Trên đây là một số tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng các công trình công cộng mới nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin này tại TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM – TCXDVN 333 : 2005: “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế ” được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BXD ngày 04 tháng 04 năm 2005.
Bạn có thể thích: Tiêu chuẩn chiếu sáng khách sạn mới nhất